Sunday, July 19, 2009

Thế nào là một Website tốt?

Các công ty nhỏ ở các nước đang phát triển đã nhận xét rằng Internet là một công cụ đắc lực của chiến lược tiếp thị quốc tế. Tuy vậy, trước khi đầu tư cho một website, điều quan trọng là cần phải xác định lợi ích mà việc đó mang lại có xứng đáng với chi phí bỏ ra không.

Nếu bạn quyết định cần có một website để bán sản phẩm và dịch vụ ra nước ngoài, thì cần phải:

* Nghĩ đến việc tìm kiếm những hiệu lệnh chủ yếu mà bạn sẽ dùng để tìm một website quen biết và đưa những hiệu lệnh đó vào khu vực chủ yếu thuộc website của bạn (tên gọi.v.v). Những công cụ tra cứu sẽ xác định website có liên quan và vị trí của nó trên cơ sở vị trí và tần số của hiệu lệnh.

* Nhanh chóng nắm lấy website bằng cách sử dụng một ít biểu đồ và ảnh. Tốt nhất là lưu giữ những hình ảnh dưới 12 kilobyte để tất cả những người sử dụng có thể nhanh chóng lấy chúng ra. Hãy giữ các hình ảnh động ở mức tối thiểu, trừ khi cần trình bày những hình ảnh đó để tuyên truyền sản phẩm của bạn. Màu sắc nên đơn giản trừ những bộ phận đặc biệt quan trọng trên trang thư của bạn. Tốt nhất là nên hạn chế trong 216 mầu mà người đọc có thể đọc được. Để chọn mầu, bạn có thể liên hệ với địa chỉ http://www.lynda.com/hex.html.

* Thông tin được cung cấp phải phù hợp với điều mà những người đến thăm website của bạn muốn biết. Các tài liệu điều tra cho biết rất ít người đến thăm địa chỉ của bạn lần đầu tiên đã quyết định mua hàng của bạn, do đó cần cung cấp cho họ những thông tin đủ sức hấp dẫn họ trở lại website của bạn nhiều lần. Bạn cũng cần cung cấp đều đặn những thông tin đáng chú ý thuộc lĩnh vực chuyên môn của bạn hiện nay và những thay đổi về các thông tin đó.

* Hệ thống điều khiển phải dễ dàng sử dụng. Hãy thiết kế website của bạn như thế nào để những người sử dụng có thể chuyển dịch dễ dàng từ vị trí này sang vị trí khác trên website của bạn và biết được họ đang ở đâu vào bất cứ lúc nào.

Cung cấp thông tin về công ty của bạn

* Cần nói rõ mục tiêu chiến lược của công ty bạn. Cung cấp thông tin về cơ quan của bạn (kể cả số lượng nhân viên), giới thiệu hình ảnh của những nhân viên chủ yếu để thiết lập quan hệ cá nhân với khách hàng thông qua Internet. Giới thiệu năng lực sản xuất của công ty, quy trình sản xuất, hệ thống kiểm tra chất lượng, quá trình xuất khẩu đã qua, lịch sử và tình hình tài chính, thông báo các dịp tuyển nhân viên.

* Nêu rõ lịch giao hàng, bảo hành, trợ giúp kỹ thuật mà bạn có thể cung cấp, nói rõ phương thức đóng gói sản phẩm, phương thức giao hàng, giá cả, điều khoản trả tiền.

* Giới thiệu phòng phục vụ khách hàng. Mỗi trang Internet của bạn đều cần có số điện thoại, số fax, ký hiệu, địa chỉ gửi thư qua bưu điện. Nói rõ thời gian mà người có trách nhiệm có thể nghe điện thoại. Hãy trả lời các bức thư điện tử trong vòng 1-76 giờ sau khi nhận được thư. Nên thiết kế một đoạn văn với những câu trả lời để thường xuyên trả lời các câu hỏi của khách. Nên có một quyển sách hướng dẫn cách sử dụng Internet, nói rõ dịch vụ sau bán hàng của bạn và bản kê những trung tâm dịch vụ, bản kê những người bán lẻ.

* Thành lập một phòng thông tin làm nhiệm vụ phát hành tin tức, ảnh, tiểu sử những nhân vật hàng đầu, xây dựng bản tin trên Internet.

* Thành lập một trang thông tin nội bộ, chỉ dành riêng cho nhân viên công ty, để niêm yết những thông tin nội bộ như chi phí của một chuyến đi, chương trình nghỉ hè, thông báo nội bộ, những thay đổi về quản lý, hội họp.v.v..

Các vấn đề khác

Liên lạc với các tổ chức có liên quan. Liệt kê các sản phẩm của bạn trên trang Internet để quảng cáo với người mua nước ngoài và liên hệ với họ.

(Theo LantaBrand)

10 lỗi hay gặp của Website Việt Nam

Những nhà phát triển web Việt Nam thường mắc phải những sai lầm không đáng có. Đôi khi là sự vô ý, nhưng đôi khi nó thể hiện yếu kém trong khả năng thiết kế & phát triển. 10 điểm sau đây là những sai lầm hay gặp ở các website Việt Nam.

1. Sử dụng Frame:

Rất nhiều trang web Việt Nam sử dụng frame một cách bừa bãi và không khoa học. Như chúng ta đã biết, với frame, chúng ta không thể đánh dấu (bookmark) trang web đó để lần sau có thể trở lại truy cập thông tin đó. Sử dụng frame ở những trang thông tin sẽ “giúp” người truy cập không trở lại trang đó nữa dù rằng nó có thông tin hay đến đâu. Với những trang dùng frame, cách mà người dùng thường chọn là copy nó vào một chỗ nào đó rồi…. quên trang web đó đi.

2. Lạm dụng Ajax:

Ajax là một công nghệ tuyệt vời của thế hệ web hiện đại. Nó có rất nhiều lợi ích, một trong số đó là giúp người dùng có thể xem thông tin gần như ngay lập tức mà không phải load lại trang web đó. Các webmaster sử dụng Ajax gần như tất cả những chỗ nào mà anh ta cho rằng mình có thể dùng. Ai cũng biết đến lợi ích của Ajax nhưng không phải ai cũng biết cách khắc phục những yếu kém của nó. Những yếu kém đó làm cho người sử dụng cảm thấy mệt mỏi họ sẽ phải mất công hơn bình thường để có thể truy suất các thông tin mình cần trước đó. Và cũng như frame những trang web gây khó khăn cho người dùng như vậy sẽ sớm đi vào quên lãng.

3. Sử dụng chữ chuyển động bất hợp lý:

Ví dụ rõ ràng nhất cho sự bất hợp lí này là những trang tin tức của Việt Nam. Hầu hết các trang tin tức đều “ưu ái” dành một góc cho những chữ chuyển động ngang dọc, lên xuống. Mục đích của việc làm này là để thu hút sự chú ý từ người đọc vào những tin tức “hot”. Nhưng hãy thực tế hơn một chút, khi nhìn những dòng chữ chuyển động đó sẽ nhanh mỏi mắt. Dĩ nhiên, hệ quả là việc thu hút người đọc theo cách này thực sự gây phản cảm.

4. Đường dẫn (URL) quá phức tạp:

Người truy cập đa số là những người biết dùng Internet một cách cơ bản. Họ không biết đến những thứ phức tạp của Internet. Do đó, những đường dẫn (URL) quá phức tạp sẽ ngăn cản họ truy cập trang của bạn. Nên dùng URL đơn giản, không nên viết hoa và dùng kí tự đặc biệt (Thậm chí bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết nhiều người không biết gõ ~ thế nào). Bên cạnh đó, hãy đơn giản hóa URL và tin tôi đi, bạn sẽ có nhiều khách truy cập hơn đấy.

5. Không đồng bộ giữa các trang web:

Đây cũng là một lỗi rất hay gặp ở website Việt. Đó là việc khác nhau ở giao diện các trang thuộc cùng một website. Lỗi này khiến cho tính đồng bộ và thẩm mĩ của website bị giảm đi đáng kể.

6. Trang Web quá dài:

Hiển thị quá nhiều thông tin trên cùng một trang khiến trang web dài ra rất nhiều. Ở đây nảy sinh ra hai vấn đề. Một là, người dùng sẽ phải xem một trang web rất dài và phải cuộn trang xuống nhiều lần rất phiền phức. Hai là trang web sẽ rất nặng khiến rất ít ai có kiên nhẫn chờ một trang web dài như vậy tải về hết rồi xem.

7. Mã HTML quá nặng:

Sử dụng HTML tag không cần thiết và không đúng chỗ. Đặc biệt, một điểm dễ nhận thấy của website Việt là dùng lạm dụng table tag để tạo kết cấu website. Bên cạnh đó, việc sử dụng mã HTML không hợp lí cũng khiến cho website load nặng hơn. Một ví dụ dễ nhận thấy là sử dụng tag img nhưng quên width và height và kết quả là browser phải làm công việc đó giúp bạn rồi mới hiển thị trang web.

9. Mã HTML không hợp chuẩn:

Hiển thị tốt ở IE nhưng lại rất tệ ở Firefox là một điều dễ nhận thấy ở các Website Việt Nam. Phần lớn nguyên nhân là hầu hết các trang web đều không theo chuẩn mà ở đây là chuẩn W3C.

10. Không làm việc tốt với Search Engine:

Đa số website Việt Nam đều không tạo thuận lợi cho Search Engine thực hiện công việc thu thập thông tin của mình. Thậm chí một số trang còn thực hiện những biện pháp để chặn Search Engine lấy thông tin từ website của mình. Hạn chế này bắt nguồn từ việc không nhận thức được rằng Search engine chính là người mang khách hàng đến cho họ mà không tính 1 xu cước phí nào.

(Theo Blog Letunglam - LÊ TÙNG LÂM)

Top 10 ứng dụng phát triển Web

10 ứng dụng sau đây là những dự đoán nhưng các nhà phân tích khẳng định sẽ là chìa khóa thành công nếu các doanh nghiệp nhanh nhạy tận dụng được sức mạnh công nghệ trong 5 năm tới. Web 2.0 và các ứng dụng có tính chiến lược trong kỷ nguyên số sẽ đóng vai trò quan trọng đối với thành công của các doanh nghiệp tương lai.

1. Công cụ “chẩn đoán” mạng xã hội

Twitter, Facebook và LinkedIn đang lên ngôi và có sức hút mạnh mẽ với người dùng, nhưng cũng chỉ mới chập chững bước vào ngõ cửa doanh nghiệp. Tuy vậy, tương lai của các mạng xã hội này là rất sáng sủa. Chúng sẽ sớm trở thành phương tiện giao tiếp, liên lạc hiệu quả ngay trong doanh nghiệp cũng như với toàn thế giới. Vấn đề là các ứng dụng, dịch vụ này thuộc sở hữu của các công ty quản lý độc lập và gần như việc sử dụng chúng nằm trong quyền kiểm soát của người dùng - nhân công chứ không phải các doanh nghiệp.

Sự xuất hiện của công cụ “chẩn đoán” mạng xã hội là rất cần thiết khi nó cho phép doanh nghiệp có thể nắm được giá trị của các mạng xã hội, xem chúng được đánh giá, thảo luận và mức độ sử dụng ra sao.

2. Diễn đàn hỗ trợ người dùng

Doanh nghiệp của bạn có một nhóm người dùng trên Facebook, nhóm khác là các blogger và không ít khách hàng khác dùng Twitter để theo dõi sản phẩm. Bạn sẽ thiết kế một diễn đàn trợ giúp sản phẩm của mình ra sao, nơi các khách hàng có thể bày tỏ cảm xúc sử dụng sản phẩm, đưa ra những trục trặc gặp phải để thảo luận và tìm kiếm sự trợ giúp, đồng thời diễn đàn cũng là nơi có thể tận dụng đóng góp của các khách hàng nhiệt tình ủng hộ để điều chỉnh hướng phát triển sản phẩm mới? Trên diễn đàn hỗ trợ người dùng, chắc chắn bạn có thể tạo được những đoạn video giới thiệu sản phẩm, các bài thuyết trình trực tuyến và hướng dẫn từ xa để giới thiệu định hướng, phát triển chiến lược của công ty.

3. Ứng dụng theo dõi, kiểm tra mức tiêu thụ năng lượng

Đây không hẳn là ý tưởng mới. Các thiết bị đo đạc số sẽ không chỉ cho phép bạn theo dõi và quản lý lượng điện năng tiêu thụ mà còn là một công cụ xác định tiêu chí “xanh hóa” để có thể giành ưu thế trước các đối thủ.

4. Ứng dụng theo dõi trạng thái hoạt động của công ty theo thời gian thực

Tình hình tài chính, nhân lực, hệ thống IT và con số kiểm kê hàng hóa ra sao? Một ứng dụng hỗ trợ theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian thực sẽ là một phần của kế hoạch trở thành doanh nghiệp thông minh.

5. Công cụ đo tiến độ công việc

Các hồ sơ ghi thông tin cá nhân của khách hàng hiện nay ra sao? Bạn đã đáp ứng được tất cả các yêu cầu báo cáo tài chính hay chưa? Tình hình an toàn lao động và các bản báo cáo về môi trường ra sao? Các yêu cầu về khả năng đáp ứng công việc thường tốn kém khá nhiều thời gian trong doanh nhiệp, do đó các hệ thống có thể đánh giá được những yêu cầu này sẽ trở thành một phần trong bộ ứng dụng trong doanh nghiệp.

6. Công cụ phân tích hiểm họa doanh nghiệp

Thời suy giảm kinh tế như hiện nay chẳng ai để ý đến những bảng phân tích hiểm họa doanh nghiệp. Trong khi ban đầu giới lãnh đạo tự tin dự đoán họ có thể đánh giá và khống chế được tình hình rủi ro tài chính, cơn bão suy thoái vẫn như quả bom nổ chậm âm thầm phát nổ. Khả năng đánh giá tổng thể những nguy cơ rủi ro về tài chính trong doanh nghiệp sẽ trở thành một trong những hoạt động và yêu cầu quan trọng đối với các ngân hàng, công ty bảo hiểm và giới doanh nhân.

7. Ứng dụng đánh giá được khả năng của nguồn nhân lực và xây dựng các dự án phù hợp

Các công ty cần phải xây dựng được những kế hoạch cụ thể phù hợp với khả năng của đội ngũ nhân công. Tuy nhiên, rõ ràng liên tục có các dự án khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng công việc chồng chéo và khó có thể xây dựng được đội ngũ nhân lực đáp ứng được chuẩn công nghiệp. Điều này còn trở nên phức tạp hơn nhiều khi đội ngũ nhân công phân tán và công việc buộc phải có sự tham gia của đội ngũ người làm toàn thời gian, part-time hay theo dạng hợp đồng. Khả năng nhanh chóng xây dựng được đội ngũ nhân lực trong điều kiện nhiều cơ hội thị trường mới xuất hiện đóng vai trò quan trọng sự thành bại của doanh nghiệp trong 5 năm tới.

8. Trung tâm quản lý tổng thể

Quản trị chuỗi cung ứng và khâu kiểm kê hàng hóa vẫn là một trong những bài toán hóc búa đối với doanh nghiệp. Các bộ phận và sản phẩm dựa vào công nghệ xác nhận đối tượng bằng sóng vô tuyến nay mai sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nhưng trong điều kiện nguồn cung tiếp tục đến từ khắp nơi trên địa cầu, những nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng sẽ gặp phải ít nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp không những phải xác định được nguồn gốc sản phẩm mình đang sản xuất mà còn phải nắm rõ các thành phần bên trong để tránh những liên lụy pháp lý đáng tiếc. Ứng dụng hỗ trợ theo dõi mọi thứ được đưa vào sản phẩm sẽ là một trong số các ưu tiên hàng đầu trong các doanh nghiệp tương lai.

9. Ứng dụng hỗ trợ xác định khả năng cạnh tranh, khả năng cung cấp sản phẩm và định mức giá cả ở mức tối đa

Giá cả sản phẩm và dịch vụ luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp dành sự quan tâm hàng đầu. Nay mai vấn đề này còn trở nên thiết yếu hơn nữa khi giá cả sẽ được cân ly điều chỉnh từng giây phút một theo thời gian thực. Đối với các sản phẩm tiêu dùng chỉ cần kiếm thêm được một vài đồng trên mỗi sản phẩm mà không gây nên phiền phức hay khó chịu đối với khách hàng đã là một thành công lớn. Mặc dù vậy, niêm yết giá cả sản phẩm không phải là một vấn đề đơn giản. Trong khi đó, giá cả dịch vụ vẫn thường sẽ là điểm hấp dẫn nhất lôi kéo khách hàng, qua đó có thể dự đoán được những gì người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi mức lãi suất thấp đi, tình hình cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu căng thẳng hơn và người tiêu dùng vẫn chưa thật sự sẵn sàng móc hầu bao do tình hình suy thoái của nền kinh tế đồng nghĩa các hệ thống định mức giá cả vẫn chưa phải là ưu tiên hàng đầu.

10. Ứng dụng tiếp cận và giữ chân khách hàng

Tiếp cận, cung cấp thông tin cho khách hàng (cũng như quảng bá với các khách hàng tiềm năng) sẽ trở thành chìa khóa để thúc đẩy doanh số. Các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ tiếp tục được cải tiến nhanh hơn so với những gì được truyền dạy trong nhà trường. Trong khi đó thảo luận từ các nhóm người dùng hay mạng xã hội có thể cho biết khách hàng đánh giá sản phẩm ra sao. Hãy xem thị trường smartphone hiện nay, người dùng vẫn tiếp tục thảo luận xem nên chọn iPhone, Android hay Windows Mobile. Hỗ trợ tiếp cận và giữ chân khách hàng, giải quyết trục trặc của sản phẩm mà không làm phiền lòng người dùng vẫn đang là một trong những ứng dụng mà các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm giải pháp.

(Theo eWeek)

Khách Truy Cập Trong Ngày

PCR Designs Group

Giải Pháp Kinh Doanh

Quản Trị Website

Quảng Bá Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Thông Tin Chứng Khoán